1. Bếp từ báo lỗi E và cách xử lý
1.1 Bếp từ báo lỗi E0

– Nguyên nhân: Bếp không nhận diện được đáy nồi và thông báo lỗi
Khi bếp từ báo lỗi E0 có nghĩa là bếp đã bật nhưng không có dụng cụ nấu hoặc dụng cụ nấu không tương thích(nồi thủy tinh, nồi sứ, nồi đất…hoặc đường kính dụng cụ nấu nhỏ hơn 10cm).
– Cách xử lý:
Kiểm tra nồi đã đặt lên bếp chưa, có đặt đúng vị trí không. Nếu đúng trong trường hợp này, bạn nhanh chóng đặt dụng cụ nấu lên đúng vùng nấu của bếp. Nếu vẫn phát sinh lỗi thì bạn cần kiểm tra dụng cụ nấu có dùng được cho bếp từ không( Kiểm tra bằng nam châm hoặc đầu tô vít có nam châm – đáy nồi hút nam chân thì mới có thể sử dụng cho bếp từ được).
1.2 Bếp từ báo lỗi E1
– Nguyên nhân: Bếp đang bị quá nhiệt
Bếp từ của bạn đã đun nấu trong một thời gian dài với công suất lớn khiến quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp và kết quả là hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo cho bạn đồng thời bếp từ ngừng hoạt động.
– Cách xử lý:
Trong tình huống này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Sau đó nhấc ngay nồi ra khỏi bếp rồi kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không, nếu có thì ngay lập tức hãy loại bỏ vật đang chặn khe thông gió. Sau đó để cho bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi đặt nồi lên bếp và tiếp tục bật bếp để nấu.
1.3 Bếp từ báo lỗi E2

– Nguyên nhân: Quá nhiệt trên Board mạch, mặt kính
– Cách xử lý: Kiểm tra lỗ hút gió ở đáy bếp, thoát gió ở bên cạnh bếp có thông thoáng không, kiểm tra nồi nấu có bị cháy không – nếu đúng, tự khắc phục những lỗi trên. Trường hợp quạt tản nhiệt không hoạt động báo về trung tâm bảo hành để xử lý.
1.4 Bếp từ báo lỗi E3

– Nguyên nhân: Cảnh báo mức điện áp cao hơn 265V
– Cách xử lý: Kiểm tra nguồn điện đầu vào (Thường xảy ra với các khu chung cư mới, ít hộ dân về ở nên điện áp cao dẫn đến cảnh báo E3)
Trong trường hợp khách hàng đang sử dụng bình thường trước đó, thì nguyên nhân có thể do lỗi trên bo mạch, bạn thông báo về trung tâm bảo hành.
1.5 Bếp từ báo lỗi E4

– Nguyên nhân: Cảnh báo mức điện áp thấp dưới 100V
– Cách xử lý: Kiểm tra nguồn điện đầu vào (Nhiều khu vực điện yếu, khi sử dụng bếp ở công suất 2000W sẽ gây sụt áp, dẫn đến cảnh báo E4)
Trong trường hợp khách hàng đang sử dụng bình thường trước đó, thì nguyên nhân có thể do lỗi trên bo mạch, bạn thông báo về trung tâm bảo hành.
1.6 Bếp từ báo lỗi E5
– Nguyên nhân: Lỗi cảm biến IGBT bị quá nhiệt
Lỗi E5 này thường xuất hiện khi cảm biến bị nóng quá mức độ, nguyên nhân chủ yếu là nhiệt quá nóng khi nấu làm nóng cảm biến bị nóng quá mức
– Cách xử lý: tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống, khi lỗi không còn, bạn có thể quay lại công việc nấu ăn còn dang dở.
Trường hợp bếp vẫn báo lỗi E5 bạn có thể liên hệ đến trung tâm bảo hành để xử lý.
Ngoài ra, còn rất nhiều lỗi bếp báo E mà bạn không thể tự xử lý được. Trong trường hợp này, bạn nên tắt bếp rồi báo về trung tâm bảo hành để có phương hướng xử lý tốt nhất.
2. Bếp từ không báo lỗi nhưng không sử dụng được
2.1 Mặt kính bị nứt
Mặt kính bếp từ dùng được 1 thời gian bị nứt ra – đây là lỗi mà nhiều khách hàng cho là mua phải hàng có linh kiện không tốt, mặt kính chịu nhiệt kém, thế nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Nguyên nhân này cũng có thể do đun nấu với công suất quá cao và rang các món quá khô liên tục trong thời gian dài.
– Cách xử lý: thay mặt kính
Chú ý: Cần lựa chọn mặt kính bếp từ tốt, cao cấp, chịu lực chịu nhiệt tốt như: mặt kính Schott Ceran nhập khẩu Đức, mặt kính Eurokera (k+) nhập khẩu Pháp để đảm bảo độ bền và tuổi thọ của bếp. Bên cạnh đó bạn chú ý khi nấu món nào để chế độ món đó trên bảng điều khiển, tránh rang thức ăn quá khô liên tục và trong thời gian dài.
2.2 Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sáng
– Nguyên nhân: công tắc, dây điện không bình thường, tiếp xúc nguồn không tốt.
– Cách xử lý: kiểm tra công tắc, dây điện và dây tiếp mát xem có vấn đề gì không và khắc phục ngay.
2.3 Bếp đột ngột không hoạt động cùng tiếng ồn trong khi vận hành
– Nguyên nhân: Có thể do nhiệt độ môi trường quá cao, do đặt bếp gần thiết bị phát nhiệt hoặc ngõ thông gió của bếp bị nghẽn.
– Xử lý: kiểm tra xung quanh bếp xem môi trường có nóng không hoặc ngõ thông gió xem có vấn đề gì không
2.4 Chức năng tự động không hoạt động, và không điều khiển được nhiệt độ
– Nguyên nhân: Đáy dụng cụ nấu bị biến dạng hoặc có vật cản giữa dụng cụ nấu và mặt bếp từ.
– Xử lý: kiểm tra đáy dụng cụ nấu
2.5 Bếp tắt đột ngột
– Xử lý: Chờ quạt gió ngừng hẳn rồi bật lại bếp
Để chiếc bếp của gia đình hoạt động tốt và đạt tuổi thọ cao nhất, người dùng có thể khắc phục ngay khi bếp gặp những lỗi trên đây. Nhưng lưu ý là trong mọi trường hợp không tự ý tháo dỡ các linh kiện trong bếp từ – làm như vậy không chỉ nguy hiểm mà nhiều nhà sản xuất còn từ chối bảo hành trong điều kiện máy đã bị mở. Hãy chia sẻ với mọi người để cùng nhau có thêm kiến thức khi sử dụng bếp từ các bạn nhé.